Than sinh học làm phân bón hữu cơ


Phân bón sạch được chuẩn bị không chỉ theo các cách truyền thống: phân ủ, phân hoai từ chất thải động vật. Chúng ta có thể sử dụng than sinh học làm phân bón hữu cơ.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Tại sao than sinh học có thể làm phân bón

Than sinh học được sản xuất từ sinh khối, phụ phẩm nông lầm nghiệp, cỏ cây, cành lá…thải ra trong quá trình trồng trọt. Như các loại vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ dừa, mụn dừa, vỏ đậu phộng, bã mía, vỏ hạt điều, lá cao su…Và các loại rác hữu cơ khác.

Trong điều kiện yếm khí, nhiệt độ, áp suất cao, sinh khối bị nhiệt phân tạo thành THAN SINH HỌC. Trong tự nhiên, các vụ cháy rừng tạo ra sản phẩm cuối cùng chính là THAN SINH HỌC. Khói tỏa ra từ các lò đốt cũng chứa ít CO2 nên ít gây hại tới môi trường.

THAN SINH HỌC được mệnh danh là “vàng đen” vì những ứng dụng của nó trong nông nghiệp và môi trường. Hàm lượng carbon cao cùng với độ xốp tự nhiên của THAN SINH HỌC. Giúp đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng. Đồng thời bảo vệ các loại vi khuẩn sống trong đất, chống lại tác động xấu của thời tiết, xói mòn đất.

Than sinh học vai trò trong tự nhiên:

Hơn nữa, THAN SINH HỌC còn đóng vai trò là bể chứa carbon tự nhiên có khả năng lưu trữ CO2 trong đất. Theo nhiều nghiên cứu gần đây thì việc bổ sung một lượng nhỏ THAN SINH HỌC vào trong đất cũng làm tăng đáng kể năng suất cây trồng. Phương thức sản xuất này đã được thực hiện thành công từ phòng thí nghiệm. Cho đến các vùng nông thôn ở châu Á, châu Phi với những kết quả khả quan.

Quá trình sản xuất THAN SINH HỌC có thể tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị khác. Hỗn hợp khí (syngas) thoát ra được sử dụng để sản xuất điện năng. Các phụ phẩm khác có thể dùng để sản xuất dầu hỏa hay dược phẩm.

THAN SINH HỌC không chỉ cải tạo đất. Mà còn được còn được dùng như một loại chất đốt thay cho than đá, dầu mỏ đang có nguy cơ cạn kiệt.

Ngoài ra, THAN SINH HỌC còn làm vật liệu xử lý nước ô nhiễm, nước nhiễm kim loại nặng. Do THAN SINH HỌC có thể loại bỏ nitrate và phosphate. Giữ lại các hợp chất hữu cơ độc hại có trong nước. Tại Nhật Bản, THAN SINH HỌC được cấy thêm vi sinh vật để xử lý chất thải nhà vệ sinh, bảo vệ môi trường.


Công nghệ sản xuất Than sinh học

Phương pháp sản xuất THAN SINH HỌC rất đa dạng. Từ rất đơn giản, thô sơ đến dây chuyền đầu tư máy móc thiết bị tự động.

Các loại lò nhiệt phân:

Lò đốt than sinh học
Lò đốt than sinh học
than sinh học làm phân bón

Phụ phẩm từ sản xuất THAN SINH HỌC

Trong quá trình đốt để sản xuất THAN SINH HỌC, chất lỏng và chất khí được tạo ra có thể được tái sử dụng. Để sản xuất nhiên liệu dầu sinh học )(bio-oil) ứng dụng trong công nghiệp và vận tải. Năng lượng được tạo ra từ quá trình đốt than bao gồm nhiệt, khí hydro, khí mê-tan, dầu sinh học. Tùy thuộc vào công nghệ sử dụng để nhiệt phân. Như nhiệt phân chậm, nhiệt phân nhanh, nhiệt phân siêu nhanh, khí hóa, sấy ủ…
   

Ứng dụng THAN SINH HỌC tiềm năng và phát triển hệ sinh thái sản xuất bền vững


Trên thế giới, THAN SINH HỌC là sản phẩm được đánh giá có tính ứng dụng cao trong đời sống. Theo dự báo của IBI (International Biochar Initiative), sử dụng THAN SINH HỌC giúp hấp thụ 2,2 tỷ tấn carbon/năm vào năm 2050.

Trong nông nghiệp, thực nghiệm cho thấy sử dụng THAN SINH HỌC làm tăng sản lượng ngũ cốc. Cải thiện độ phì nhiêu của đất và tăng khả năng giữ nước. Mặc dù công nghệ THAN SINH HỌC vẫn còn đang được nghiên cứu. Một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng THAN SINH HỌC có tiềm năng lớn. Giảm thiểu biến đổi khí hậu cùng với việc tạo ra các lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường.

Tình hình sản xuất:

THAN SINH HỌC có thể được sản xuất theo cách rất đơn giản, dễ dàng. Nên có thể tổ chức sản xuất THAN SINH HỌC ngay tại vùng có nguồn nguyên liệu.

Trong điều kiện thời tiết nhiệt đới ẩm Việt Nam, THAN SINH HỌC có tốc độ phân hủy chậm sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa đất. Chống bạc màu, giảm độ chua, tăng hiệu quả sử dụng phân lên gấp 2 đến 3 lần.

Tại Việt Nam, sản xuất THAN SINH HỌC từ phế phụ phẩm nông nghiệp đang được sản xuất rộng khắp. Như tại các địa điểm Sóc Sơn, Hải Dương, Hưng Yên…